Nguyên tắc xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trường mầm non bao gồm:
- Đảm bảo cho khẩu phần đáp ứng đủ về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật, mỡ động vật và dầu thực vật, cân đối các loại vitamin và chất khoáng.
- Đảm bảo khẩu phần của trẻ ở trường mầm non: lứa tuổi nhà trẻ chiếm 60-70% khẩu phần cả ngày và mẫu giáo 50-60% khẩu phần cả ngày.
- Trong đó tỷ lệ: Bữa trưa: 30-35, Bữa chiều: 25-30%, Bữa phụ: 1/2 bữa chính
- Thực đơn được xây dựng theo từng ngày, tuần, tháng và theo mùa để điều hòa thực phẩm.
Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn để hấp dẫn trẻ và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. Khi thay đổi cần đảm bảo thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm (ví dụ: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm,…) hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt được giá trị dinh dưỡng tương đương.
Thay đổi thực đơn trường mầm non không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi dạng chế biến trong cùng một loại thực phẩm (như, luộc, kho, rào, dán, hấp,…).